16 nhóm tính cách MBTI

ENFJ - The Teacher - Người Chỉ Dạy



ENFJ là từ viết tắt ghép lại từ 4 chữ (Extraversion, iNtuition, Feeling, Judgement) thường là những người hướng ngoại, trực giác, cảm xúc và phán đoán, có khoảng 2% dân số mang loại tính cách này. ENFJ là những người có khả năng lãnh đạo tự nhiên và truyền cảm hứng cho người khác. Họ cũng rất đồng cảm và quan tâm đến mọi người xung quanh.Trong các lĩnh vực giáo dục, tư vấn và quản lý dự án có thể phù hợp với tính cách ENFJ.

Ưu điểm Nhược điểm
Giỏi giao tiếp và thấu hiểu người khác Quá nhạy cảm
Lòng trắc ẩn và vị tha Quá vị tha
Khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng Thường xuyên lo lắng
Sáng tạo và đổi mới Khó nói không
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ENFJ

ENFP - Campaigner - Người truyền cảm hứng



ENFP là những người sáng tạo lấy con người làm trọng tâm, họ tìm nguồn năng lượng từ ý tưởng, con người và những hoạt động mới, khoảng 7% dân số mang loại tính cách này. Các kiểu tính cách ENFP được biết đến là năng động, linh hoạt và khả năng đổi mới trong hành vi. Tính cách ENFP thường thích hợp với nhiều lĩnh vực đa dạng như nghệ thuật, sáng tạo và truyền thông xã hội do sự năng động và đam mê của họ.

Ưu điểm Nhược điểm
Trí tưởng tượng phong phú Hay mơ mộng
Sáng tạo và đổi mới Khó tập trung
Giỏi giao tiếp và thấu hiểu người khác Thường xuyên thay đổi ý định
Lòng trắc ẩn và vị tha Thường bị lợi dụng
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ENFP

ENTJ - Executive - Nhà Điều Hành



Tính cách ENTJ có sức hấp dẫn mạnh mẽ, sự sắc sảo và tư duy lý trí đáng ngưỡng mộ. Họ xuất sắc trong việc dẫn dắt, truyền cảm hứng cho người khác, có khoảng 3% dân số mang tính cách ENTJ. Một trong những phẩm chất quan trọng của họ là khả năng thuyết phục. Những đặc điểm này thường thúc đẩy ENTJ theo đuổi các ngành nghề cụ thể như luật sư, công nghệ thông tin và quản lý rủi ro.

Ưu điểm Nhược điểm
Tự tin và quyết đoán Thích kiểm soát
Giỏi lãnh đạo và truyền cảm hứng Khó chịu đựng sự thất bại
Tư duy chiến lược và sáng tạo Hay mải mê với công việc
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Thường xuyên bị căng thẳng
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ENTJ

ENTP - The Inventor - Người Phát Minh



Tính cách ENTP được miêu tả là có sự thông minh, khả năng giao tiếp rộng, tính sáng tạo, tinh thần linh hoạt và tinh thần tháo vát. Họ luôn xuất sắc trong việc tạo ra các giải pháp mới và độc đáo cho những vấn đề khó khăn mà thường không cần phải tuân theo kế hoạch cố định. Chỉ có 3% dân số sở hữu loại tính cách này, ENTP thường thách thức trí tuệ và vận dụng sự sáng tạo của mình trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và giáo dục.

Ưu điểm Nhược điểm
Tư duy sáng tạo và độc đáo Hay mơ mộng
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Thường xuyên thay đổi ý định
Lòng ham học hỏi và khám phá Khó tập trung
Giỏi giải quyết vấn đề Hay tranh luận
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ENTP

ESFJ - The Consul - Người lãnh sự



ESFJ thường có những đặc điểm tích cực như trung thành, chăm chỉ, tận tâm và tử tế. Họ thường thích làm việc trong môi trường hợp tác và có khả năng tương tác xã hội tốt. ESFJ thường có khả năng tận hưởng việc chăm sóc và giúp đỡ người khác, thường được xem là những người bạn đáng tin cậy và hỗ trợ trong các mối quan hệ. Nhóm tính cách này chiếm 12% dân số, cho thấy đây là một nhóm tương đối phổ biến.

Ưu điểm Nhược điểm
Thân thiện và hòa đồng Thích kiểm soát
Giỏi giao tiếp và thấu hiểu người khác Hay lo lắng
Lòng trắc ẩn và vị tha Dễ bị tổn thương
Tận tâm và trách nhiệm Không thích thay đổi
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ESFJ

ESFP - The Performer - Người Trình Diễn



Những người ESFP mang tinh thần thực tế, mặc dù họ không thích sự rập khuôn và sự lặp đi lặp lại. ESFP tin tưởng vào khả năng ứng biến của mình trong mọi tình huống, nhóm tính cách này chiếm 7.5% dân số. Họ nhận thấy rằng cách học hỏi tốt nhất là học từ kinh nghiệm thực tế hơn là học trong sách vở, họ cảm thấy khó chịu với lý thuyết.

Ưu điểm Nhược điểm
Nhiệt tình và vui vẻ Thường xuyên thay đổi ý định
Giỏi giao tiếp và thấu hiểu người khác Khó tập trung
Lòng trắc ẩn và vị tha Dễ bị tổn thương
Sáng tạo và đổi mới Không thích kế hoạch
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ESFP

ESTJ - The Supervisors - Người Giám Sát



ESTJ dựa vào thông tin khách quan và logic để đưa ra quyết định hơn là cảm xúc cá nhân. Họ sở hữu khả năng đưa ra quyết định một cách minh bạch và công bằng, thường tiếp cận với góc độ thực tế và ưa thích làm việc với những thông tin cụ thể hơn là những ý tưởng trừu tượng hoặc lý thuyết. Nhóm tính cách này chiếm 11,5% dân số, cho thấy đây là một nhóm tương đối phổ biến.

Tuy nhiên, họ có thể có xu hướng phán đoán vội vàng trước khi xem xét toàn bộ thông tin về một tình huống. Đặc điểm này có thể khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhưng đôi khi cũng có thể trở nên quyết đoán và khắc nghiệt.

Ưu điểm Nhược điểm
Tự tin và quyết đoán Cứng nhắc và kiểm soát
Giỏi tổ chức và quản lý Ít linh hoạt và thích nghi
Làm việc chăm chỉ và hiệu quả Không thích rủi ro
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Thường xuyên phê bình
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ESTJ

ESTP – The Promoter – Người Đề Xướng



Chỉ với 4% dân số sở hữu tính cách ESTP, họ mang đến cho thế giới sự năng động, nhiệt tình và những quan điểm độc đáo. Các cá nhân thuộc kiểu tính cách ESTP thường thể hiện hướng đến tập thể, thích sự ngẫu hứng và thẳng thắn trong giao tiếp. Mặc dù đôi khi họ có thể bị xem là cục cằn hoặc liều lĩnh, nhưng những người ESTP thực sự đam mê hành động và luôn đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.

Ưu điểm Nhược điểm
Hấp dẫn và lôi cuốn Không có tổ chức và kế hoạch
Tự tin và quyết đoán Hay trì hoãn
Thích phiêu lưu và mạo hiểm Thiếu kiên nhẫn
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Hay thay đổi ý định
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ESTP

INFJ - The Protector - Người Bảo vệ



Có rất ít người mang tính cách này, chỉ chiếm khoảng 1% dân số và họ mang trong mình khá nhiều đặc điểm thú vị. INFJ thường thể hiện sự đam mê giúp đỡ người khác và là những người lắng nghe tốt. Họ có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tôn trọng ý kiến của người khác. Hướng nội và sáng tạo giúp họ tập trung vào ý nghĩa sâu sắc và khám phá những khía cạnh ẩn sau sự kiện.

Cảm xúc và quyết đoán giúp họ đưa ra quyết định dựa trên giá trị cá nhân và làm việc theo kế hoạch. Trong mối quan hệ xã hội, họ thường cẩn trọng và chỉ chia sẻ tâm tư với những người tin tưởng.

Ưu điểm Nhược điểm
Trực giác và thấu hiểu Kín đáo và khó gần
Lòng trắc ẩn và vị tha Thường xuyên suy nghĩ quá nhiều
Sáng tạo và đổi mới Hay bị tổn thương
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Khó ra quyết định
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của INFJ

INFP - The Mediator - Người Hòa Giải



Nhóm tính cách INFP chiếm 8% dân số, được cho là những người nhạy cảm, tư duy sáng tạo và tận hưởng sự tự do cá nhân. Họ thường có giá trị đạo đức cao, quan tâm đến người khác và có ý thức xã hội. INFP thường đặt mục tiêu cao về việc tạo dựng ý nghĩa trong cuộc sống và thường có sự tận tụy trong việc theo đuổi giấc mơ và giá trị cá nhân của mình.

Ưu điểm Nhược điểm
Tinh thần sáng tạo và nghệ thuật Mơ mộng và xa rời thực tế
Lòng trắc ẩn và vị tha Hay bị tổn thương
Trung thành và tận tụy Khó ra quyết định
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Hay lo lắng
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của INFP

INTJ - The Analyst - Người Phân Tích



Tính cách của người mang tính INTJ cũng có sự kết hợp độc đáo giữa tính quyết đoán và khả năng trí tưởng tượng sống động theo một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ INTJ có thể lên đến 4%. Điều này có nghĩa rằng trong thực tế, họ có thể xây dựng một kế hoạch xuất sắc và thực hiện nó một cách hiệu quả. Hãy tưởng tượng một bàn cờ quy mô lớn, với các quân cờ liên tục di chuyển, tạo ra các chiến thuật mới, tất cả được hướng dẫn bởi một bàn tay vô hình đó chính là cách trí tưởng tượng của người INTJ hoạt động.

Ưu điểm Nhược điểm
Tư duy logic và sáng tạo Cứng nhắc và thiếu linh hoạt
Tự tin và quyết đoán Kín đáo và khó gần
Tập trung và có mục tiêu rõ ràng Hay lo lắng và căng thẳng
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Thường xuyên phê bình
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của INTJ

INTP - The Logician - Nhà Logic Học



Chỉ với 3% dân số sở hữu tính cách INTP, họ là một kiểu nhân cách phức tạp, có những đặc điểm độc đáo và thu hút đối với người khác. Hướng nội của họ khiến họ thích dành thời gian một mình để suy ngẫm và tập trung vào ý tưởng sâu sắc. Họ là những người trực giác, luôn tìm kiếm sự kết nối giữa các thông tin và nhìn xa trông rộng.

Ưu điểm Nhược điểm
Tư duy logic và sáng tạo Kín đáo và khó gần
Tò mò và ham học hỏi Hay trì hoãn
Tự tin và độc lập Không giỏi giao tiếp
Có khả năng lãnh đạo Thường xuyên phê bình
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của INTP

ISFJ - The Nurturer - Người Nuôi Dưỡng



Tính cách ISFJ là một tính cách vô cùng ấm áp và chu đáo. Những người có tính cách ISFJ có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, cho người khác và cho xã hội. Tuy nhiên, họ cũng cần nhận thức được những nhược điểm của bản thân để có thể phát huy tối đa tiềm năng và hạn chế những rủi ro. Với tỷ lệ 12.5% dân số, đây là một trong những nhóm tính cách phổ biến nhất trên thế giới.

Ưu điểm Nhược điểm
Tận tâm và chu đáo Có thể quá lo lắng
Lòng trắc ẩn và vị tha Khó nói không
Trung thành và đáng tin cậy Thiếu quyết đoán
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về một vấn đề
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ISFJ

ISFP - The Artists - Người nghệ sĩ



Nhóm tính cách ISFP chiếm 8% dân số, họ là những người có tính thẩm mỹ tinh tế, luôn tìm kiếm vẻ đẹp và xuất sắc trong việc thể hiện sự sáng tạo và tài năng nghệ thuật bẩm sinh của họ. Dù mang tính chất trầm lặng, khiêm tốn và dễ gần, ISFP vẫn đóng góp một giá trị riêng biệt. Họ không ưa sự chú ý dồn vào mình và thường ưa thích vị trí phụ, chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống.

Ưu điểm Nhược điểm
Thẩm mỹ và nghệ thuật Có thể quá mơ mộng
Lòng trắc ẩn và vị tha Hay bị tổn thương
Tự do và độc lập Thiếu quyết đoán
Giỏi giao tiếp và thuyết phục Làm việc độc lập, khó tuân theo những quy tắc
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ISFP

ISTJ - The Guardian - Người giám hộ



ISTJ là tính cách đại diện cho sự trung thực, đây là tính cách khá phổ biến chiếm 13% dân số trên thế giới thuộc tính cách này. ISTJ là một loại tính cách hướng nội và tổ chức. Những người mang tính cách này thường tập trung vào công việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Họ ấm áp và tận tâm đối với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, ISTJ gặp khó thích nghi với thay đổi và mở lòng với ý kiến mới. Nhờ những đặc điểm này, đã hình thành nên một tính cách ISTJ đầy thú vị.

Ưu điểm Nhược điểm
Tận tâm và chu đáo Thiếu linh hoạt
Lòng trắc ẩn và vị tha Có thể quá cứng nhắc
Trung thành và đáng tin cậy Thường xuyên trì hoãn
Giỏi tổ chức và quản lý Hay lo lắng
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ISTJ

ISTP - The Crafter - Thợ Thủ Công



Công bằng và bình đẳng là hai quan điểm quan trọng đối với tính cách ISTP. Có khoảng 5% dân số thế giới mang tính cách này. Họ linh hoạt trong việc thay đổi và hay có xu hướng phá vỡ các nguyên tắc hiện có để thể hiện quan điểm cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không chấp nhận môi trường nơi nguyên tắc của họ bị coi thường.

Ưu điểm Nhược điểm
Trực quan và thực tế Có thể thiếu kiên nhẫn
Tự tin và độc lập Khó mở lòng với người khác
Khả năng giải quyết vấn đề cao Hay trì hoãn
Thích thử thách và mạo hiểm Có thể quá cứng nhắc
Xem thêm ngành nghề và các mối quan hệ của ISTP

BẠN THUỘC NHÓM TÍNH CÁCH NÀO TRONG 16 TÍNH CÁCH TRÊN?

Kiểm tra MBTI của tôi


Sự hình thành và phát triển của MBTI

Ý tưởng về bài trắc nghiệm tính cách MBTI bắt nguồn từ những năm 1920, khi Katharine Cook Briggs là một nhà tâm lý học nghiệp dư, bắt đầu nghiên cứu lý thuyết về mẫu tính ›cách của Jung.

Briggs tin rằng lý thuyết của Jung có thể được sử dụng để phát triển một bài kiểm tra tính cách có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản thâ›n và người khác.

Briggs bắt đầu phát triển bài kiểm tra MBTI vào năm 1942, với sự giúp đỡ của con gái bà, Isabel Briggs Myers. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, bài kiểm tra MBTI được công bố lần đầu tiên vào năm 1962.

Bài kiểm tra MBTI sử dụng các câu hỏi để xác định chức năng nhận thức ưu thế và phụ của mỗi người. Kết quả của bài kiểm tra sẽ cho biết người đó thuộc một trong 16 loại tính cách MBTI.

Hiện nay, MBTI là một công cụ phổ biến trên toàn thế giới, được dịch ra 18 ngôn ngữ. Khoảng 80% các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng MBTI để phân tích tính cách của nhân viên, từ đó giúp họ tìm được vị trí phù hợp với bản thân.

MBTI là một bài kiểm tra cần có chuyên gia để giải thích kết quả. Sau khi làm bài kiểm tra, người tham gia sẽ được phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia tâm lý. MBTI là sản phẩm độc quyền của Tập đoàn CPP Inc. tại Hoa Kỳ. Các chuyên gia muốn phân tích kết quả của MBTI phải được đào tạo và cấp chứng chỉ bởi tổ chức này.


Lợi ích của MBTI?

Lợi ích cá nhân của MBTI

  • Hiểu bản thân và người khác tốt hơn: MBTI có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách của mình bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cũng như là động lực của bạn. Điều này có thể giúp bạn cải thiện các mối quan hệ cá nhân
  • Tăng cường giao tiếp và hợp tác: Trắc nghiệm tính cách có thể giúp bạn hiểu cách giao tiếp và hợp tác hiệu quả hơn với những người có kiểu tính cách khác nhau. giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt và thành công hơn.
  • Tìm kiếm mục đích và định hướng trong cuộc sống: Trắc nghiệm MBTI có thể giúp bạn xác định những nghề nghiệp và hoạt động phù hợp với tính cách của bạn. Do đó bạn có thể tìm thấy mục đích và định hướng trong cuộc sống.

Lợi ích nghề nghiệp của MBTI

  • Chọn nghề nghiệp phù hợp: MBTI có thể giúp bạn xác định những nghề nghiệp phù hợp với tính cách của bạn. Ví dụ một người khi biết mình thuộc tính cách E (Extraversion) hướng ngoại thì có khả năng họ phù hợp với những công việc yêu cầu tương tác xã hội nhiều chẳng hạn như bán hàng, marketing, hay giảng dạy.
  • Xây dựng đội ngũ hiệu quả: MBTI có thể giúp bạn xây dựng đội ngũ hiệu quả bằng cách hiểu cách các kiểu tính cách khác nhau làm việc cùng nhau. Ví dụ tại một số doanh nghiệp các nhà tuyển dụng sử dụng bài test MBTI để đào tạo nhân viên theo kiểu tính cách, họ có thể tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp cho những người INFP (hướng nội, trực giác, cảm xúc, nhận thức) vì họ thường gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân.
  • Tăng cường lãnh đạo: MBTI có thể giúp các nhà lãnh đạo hiểu cách giao tiếp và lãnh đạo hiệu quả hơn với các nhân viên có kiểu tính cách khác nhau.

4 Tiêu chí đánh giá trắc nghiệm tính cách MBTI

Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại)/ Introversion (Hướng nội)

Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội) hai xu hướng đối lập thể hiện những xu hướng ứng xử của một người với thế giới quan bên ngoài và với chính họ.

Người hướng nội (I) tập trung vào nội tâm, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân vì họ có xu hướng lấy năng lượng từ bên trong bản thân. Họ dành nhiều thời gian một mình để suy ngẫm và suy nghĩ, và họ có thể cảm thấy kiệt sức khi ở trong những tình huống xã hội ồn ào.

Người hướng ngoại (E) tập trung vào thế giới bên ngoài, thích giao tiếp và kết nối với mọi người vì họ có xu hướng lấy năng lượng từ bên ngoài. Họ thích dành thời gian ở bên bạn bè và gia đình, và họ có thể cảm thấy chán nản khi ở một mình trong thời gian dài.


Thấu hiểu và nhận thức thế giới: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực giác)

Trong các nhóm trắc nghiệm MBTI test. Cặp xu hướng Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác) chính là xu hướng đối lập nhau về cách mà con người tiếp nhận sự việc hiện tượng xung quanh họ.

Thế giới được hiểu và nhận thức thông qua các giác quan cụ thể, ví dụ như màu sắc, hình ảnh thì sẽ thông qua mắt để nhận biết, mùi vị, âm thanh sẽ nhờ tai để cảm nhận, phân tích. Ngoài ra, 5 cơ quan sẽ cùng liên tục sắp xếp, phân loại các sự kiện thực tế đang diễn ra một cách đồng thời để cung cấp ngược lại những thông tin từng diễn ra trong quá khứ.

Nếu tìm hiểu nhận thức thế giới thông qua trực giác, não bộ chính là đơn vị phải có trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, phân tích, lí giải những mô hình thông tin để thu thậ các luồng dữ liệu, trước và sau đó đồng thời sắp xếp các mô hình, liên hệ chúng lại với nhau. Não bộ phải làm việc hết sức, suy đoán và phán đoán tương lai.


Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc)

Ở nhóm trắc nghiệm MBTI test. Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc) là hai xu hướng đối lập về cách mà con người lựa chọn đáp án, câu trả lời cho từng vấn đề cụ thể.

Trong não bộ của chúng ta, phần lý trí là phần được đánh giá cao nhất, nó có vai trò tìm hiểu các thông tin liên quan dựa trên các bộ phận tiêu chí đúng sai, trái hay phải. Sau đó, suy luận một cách logic mới trực tiếp cho đáp án cụ thể nhất, có căn cứ nhất, có khoa học nhất.

Phần cảm xúc của não bộ sẽ xem xét sự việc trên tổng thể các vấn đề cảm tính, yêu hay ghét, hận hay thu đồng thời các yếu tố đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, không có một sự rạch ròi, đó là bản chất của vấn đề cảm xúc do não quyết định.


Phương pháp hành động: Judging (Nguyên tắc)/Perceiving (Linh hoạt)

Nhóm cuối của trắc nghiệm tính cách MBTI. Là cách thức con người lựa chọn để tác động với thế giới bên ngoài của họ.

Với dạng thức này, não bộ của người có cách thức hành động này sẽ làm việc trên các nguyên tắc , có kế hoạch và để đạt được một kế hoạch và có sự chuẩn bị thì tất cả sẽ được tiếp cận một cách rõ ràng, tự nhiên và đôi lúc con người chấp nhận sự thay đổi để có được sự phù hợp với hoàn cảnh, kế hoạch đã được vạch ra trước đó!

Từ 4 tiêu chí trên, đưa ra 16 tính cách MBTI test khác nhau kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI.


Ứng dụng thực tiễn của bài test MBTI

MBTI xác định 16 kiểu tính cách khác nhau có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân. Chính vì lẽ đó MBTI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, quản trị nhân sự, phát triển cá nhân và tổ chức… cùng Mbti.vn tìm hiểu những lợi ích mà trắc nghiệm tính cách mang lại.


Giáo dục

Trong giáo dục, MBTI có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong việc hiểu rõ hơn về học sinh, tạo ra một môi trường giảng dạy hiệu quả và giúp học sinh phát triển các kỹ năng phù hợp với kiểu tính cách của bản thân.

Các trung tâm học tập có thể sử dụng bài kiểm tra MBTI để giúp học sinh phát triển các kỹ năng học tập phù hợp với kiểu tính cách của bản thân. Ở một vài trường học khi áp dụng bài kiểm tra MBTI cho các em, nhà trường có thể chia các lớp có cùng một kiểu tính cách để đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng lớp.


Quản trị nhân sự

Trong lĩnh vực quản trị nhân sự, bài kiểm tra MBTI có thể được sử dụng cho tuyển dụng để đánh giá sự phù hợp của ứng viên trong một vị trí cụ thể. Ngoài ra, bài kiểm tra MBTI được sử dụng để các nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên của họ.


Phát triển cá nhân và tổ chức

Bài kiểm tra MBTI được sử dụng để hỗ trợ phát triển cá nhân và tổ chức theo nhiều cách để hiểu rõ tính cách bản thân và những người khác. Từ đó, họ có thể xác định các kỹ năng và khả năng mà họ cần phát triển tạo nên sự hài lòng và gắn bó giữa các cá nhân và tổ chức.

Một người có thể sử dụng bài kiểm tra MBTI để xác định rằng họ có kiểu tính cách hướng nội, trực giác và suy luận. Sau đó, họ có thể bắt đầu tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp phù hợp với kiểu tính cách này, chẳng hạn như nhà văn, nhà nghiên cứu hoặc nhà phân tích dữ liệu.


Kiểm tra MBTI online cùng MBTI.VN

Bài kiểm tra tính cách MBTI dựa trên nhiều yếu tố và lý thuyết khác nhau liên quan đến đánh giá tính cách. Dựa vào kết quả bài trắc nghiệm tính cách, họ sẽ biết mình thuộc nhóm tính cách nào.

Kiểm tra MBTI của tôi